Search with Google

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Tổ chức nhân quyền đòi thả ông Hà Vũ





Ông Cù Huy Hà Vũ, ảnh trên trang của Human Rights Watch
Phiên xử ông Hà Vũ vào thứ Hai tới đang được nhiều giới quan tâm
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tên tiếng Anh là Human Rights Watch, đòi 'thả ngay lập tức' Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 4/4.
Trong Bấm tuyên bố gửi truyền thông trong ngày hôm nay, 2/4, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu:
"Cù Huy Hà Vũ bị xét xử vì đã thể hiện bản lĩnh chính trị qua hành động đương đầu một cách ôn hòa với tình trạng lạm quyền, bảo vệ nạn nhân bị tịch thu đất đai và bảo vệ môi trường.
"Chính quyền đã biến những nghĩa vụ quốc tế của chính mình về nhân quyền thành trò cười khi trả đũa các nhà hoạt động như Tiến sĩ Vũ, những người đang cố gắng sử dụng hệ thống pháp lý để yêu cầu quy xét trách nhiệm quan chức nhà nước và đòi hỏi một nền pháp trị."
Tổ chức Theo dõiNhân quyền nói trong năm năm qua Tiến sĩ Vũ "đã trở thành một trong những nhà bảo vệ văn hóa, môi trường và nhân quyền nổi tiếng nhất ở Việt Nam."
Ông Vũ là con của cố thi sỹ, Bộ trưởng Cù Huy Cận và có quan hệ rộng trong giới trí thức, con em lãnh đạo cao cấp tại Hà Nội.
Human Rights Watch nói nhờ vị trí khá nổi của ông mà chính quyền không sờ tới vị tiến sỹ cho tới gần đây.
Kiện thủ tướng
Ông Hà Vũ bị công an bắt ngày 5/11/2010 ở thành phố Hồ Chí Minh và đến ngày 17/12, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng truy tố ông Cù Huy Hà Vũ về tội tuyên truyền chống Nhà nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ông Hà Vũ đã đòi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong năm 2009 và 2010
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, và Trung tướng Hoàng Kông Tư, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II thuộc Bộ Công an, tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 6 tháng Mười Một năm 2010 rằng Tiến sĩ Vũ bị khởi tố về tội "làm ra nhiều tài liệu chống phá nhà nước Việt Nam..., tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên, đa đảng, đi ngược lại quyền lợi dân tộc, kêu gọi nước ngoài can thiệp."
Tiến sĩ Vũ cũng bị quy kết tội đã "làm ra các tài liệu, đưa thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, kích động, cổ súy, hô hào chống Nhà nước; vu khống, xúc phạm danh dự các vị lãnh đạo Nhà nước."
Human Rights Watch nói trong các tài liệu Trung tướng Tư liệt kê có hai lá đơn Ts Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng Sáu năm 2009 và tháng Mười năm 2010.
'Tội danh mập mờ'
Trong thông cáo gửi các cơ quan báo chí hôm 2/4, Human Rights Watch cũng nói:
"Những tội danh mập mờ về an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự Việt Nam và các quy định pháp luật khác thường được dùng để xử tù những người bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo.
Những tội danh mập mờ về an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự Việt Nam và các quy định pháp luật khác thường được dùng để xử tù những người bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
"Trong đó có thể kể tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" (điều 79 luật hình sự); "phá hoại chính sách đoàn kết" (điều 87); "tuyên truyền chống nhà nước" (điều 88); "phá rối an ninh" (điều 89); "trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân" (điều 91); "gây rối trật tự công cộng" (điều 245); và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội để "xâm phạm lợi ích nhà nước" (điều 258).
Trước phiên xử ông Vũ vào ngày 4/4, một số luật sư cũng lên tiếng nói rằng các điều luật mà Việt Nam áp dụng để xét xử những người bất đồng chính kiến đều vi phạm hiến pháp và trái với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Theo các thông tin cho tới nay chỉ có hai nhà báo nước ngoài sẽ được vào xem phiên xử ông Hà Vũ nhưng không được mang theo phiên dịch.
Một Bấm văn bản được lưu truyền trên internet mà BBC chưa thể kiểm chứng đã ghi lại chỉ đạo về việc 'tuyên truyền' đối với báo chí trong đó có nói "sắp tới sẽ xét xử vụ Cù Huy Hà Vũ, đề nghị khi nhắc về con người này thì không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư."
Ngoài các nhà bất đồng chính kiến có tên tuổi, hầu hết những người ở Việt Nam mà BBC liên hệ, trong đó có cả những đại biểu Quốc hội đều tránh né bình luận về vụ xử tới đây.

(BBC NEWS) 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/04/110402_hrw_ha_vu_case.shtml


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét