HDu Lịch Cầu Kè Vàng: Từ xa xưa, cùng với Đại Ngãi (Sóc Trăng) và Trà Ôn, Cầu Kè (Trà Vinh) nổi tiếng khắp miền Tây Nam bộ với con cá cháy. Nhưng khi chúng trở thành "bóng chim tăm cá" thì địa danh này mất hút trong tâm trí những thế hệ sau. Lợi thế con cá cháy không còn, cộng với giao thông không thuận, Cầu Kè như chìm trong lớp bụi thời gian, "trữ lượng" du lịch của nó giảm và "vàng còn trong quặng".
Bây giờ, đến thị trấn Cầu Kè, bạn có thể theo đường thủy, từ thành phố Cần Thơ. Con đường bộ thì đi bằng ba ngã: Trà Vinh xuống, Trà Ôn qua và Cầu Vĩ tới. Đường nào cũng được trải nhựa phẳng phiu, uốn lượn qua những cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái "nguyên sinh". Đến Cầu Kè vào dịp tháng bảy âm lịch, bạn sẽ tham dự Vu lan thắng hội tổ chức ở cả bốn chùa ông Bổn: chùa Giữa (Vạn Ứng Phong cung) trong các ngày 8, 9, 10; chùa Cây Xanh (Niên Phong cung) trong 2 ngày 15, 16; chùa Giồng Lớn (Minh Đức cung) ngày 19, 20 và sau cùng là chùa Chợ (Vạn Niên Phong cung) từ 25 đến 28. Lễ hội Vu Lan ở các chùa đều vui, nhưng rôm rả và đậm đà bản sắc dân tộc Triều Châu (Hòa) hơn hết là ở chùa Chợ (Vạn Niên Phong cung). Ở Cầu Kè, bạn có thể đi thăm các ngôi chùa Khmer hàng trăm tuổi. Như chùa Ô Mịch đang được Bảo tàng tỉnh Trà Vinh đề nghị là di tích lịch sử văn hóa. Còn chùa Tà Kháo (Giồng Lớn) hiện có tấm bảng đá có từ ngàn năm, cùng một pho tượng bằng đất sét cũng chừng ấy tuổi. Xứ này còn một giá trị nghệ thuật độc đáo ở mộ ông Hàm Huỳnh Kỳ, cách thị trấn Cầu Kè khoảng 4 km bên quốc lộ 54 về phía Hựu Thành (Vĩnh Long). Mộ nằm trên gò đất cao khỏi đầu người, được bao bọc bằng những tán xoài rậm rạp. Trong khuôn viên có một hồ nước trong xanh. Hai bên đường dẫn vào nhà mồ là hai hàng trụ đèn lồng thẳng tắp như hàng lính chào...
Bây giờ, đến thị trấn Cầu Kè, bạn có thể theo đường thủy, từ thành phố Cần Thơ. Con đường bộ thì đi bằng ba ngã: Trà Vinh xuống, Trà Ôn qua và Cầu Vĩ tới. Đường nào cũng được trải nhựa phẳng phiu, uốn lượn qua những cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái "nguyên sinh". Đến Cầu Kè vào dịp tháng bảy âm lịch, bạn sẽ tham dự Vu lan thắng hội tổ chức ở cả bốn chùa ông Bổn: chùa Giữa (Vạn Ứng Phong cung) trong các ngày 8, 9, 10; chùa Cây Xanh (Niên Phong cung) trong 2 ngày 15, 16; chùa Giồng Lớn (Minh Đức cung) ngày 19, 20 và sau cùng là chùa Chợ (Vạn Niên Phong cung) từ 25 đến 28. Lễ hội Vu Lan ở các chùa đều vui, nhưng rôm rả và đậm đà bản sắc dân tộc Triều Châu (Hòa) hơn hết là ở chùa Chợ (Vạn Niên Phong cung). Ở Cầu Kè, bạn có thể đi thăm các ngôi chùa Khmer hàng trăm tuổi. Như chùa Ô Mịch đang được Bảo tàng tỉnh Trà Vinh đề nghị là di tích lịch sử văn hóa. Còn chùa Tà Kháo (Giồng Lớn) hiện có tấm bảng đá có từ ngàn năm, cùng một pho tượng bằng đất sét cũng chừng ấy tuổi. Xứ này còn một giá trị nghệ thuật độc đáo ở mộ ông Hàm Huỳnh Kỳ, cách thị trấn Cầu Kè khoảng 4 km bên quốc lộ 54 về phía Hựu Thành (Vĩnh Long). Mộ nằm trên gò đất cao khỏi đầu người, được bao bọc bằng những tán xoài rậm rạp. Trong khuôn viên có một hồ nước trong xanh. Hai bên đường dẫn vào nhà mồ là hai hàng trụ đèn lồng thẳng tắp như hàng lính chào...
Rời mộ ông Hàm, bạn sẽ đến khu tưởng niệm Nguyễn Thị Út (Út Tịch, "Người mẹ cầm súng" nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Thi). Văn hóa kháng chiến ở Cầu Kè còn có Bác Sa Ma, nơi nổi tiếng trận đánh Pháp trong bài ca "Tiểu đoàn 307".
Trong tương lai, tour du lịch sinh thái cồn Tân Quy 2, xã An Phú Tân nằm giữa sông Hậu sẽ được hình thành. Đêm đêm, bạn vừa thư thả hưởng ngọn gió lồng lộng của sông Hậu còn thích thú nhìn những bầy đom đóm nhấp nháy trên các tán bần như những cây hoa đăng trong các đại tiệc. Tại đây, bạn sẽ được ăn đặc sản khu vực: cá dảnh, tôm càng xanh, cả điêu hồng, cá bông lau... bên cạnh việc thưởng thức những trái cây ngon ngọt nhiệt đới: chôm chôm, nhãn, sầu riêng, đặc biệt là măng cụt lưu niên. Cồn cũng là nơi tỉnh Trà Vinh chọn làm du lịch sinh thái, mà điểm chính được chủ tịch huyện Phan Hoàng Thọ "chấm" là nhà ông Út Nhiêu. Ở đây khách sẽ được ngủ trên chõng tre lên nước bóng ngời, được tham gia những buổi tát đìa, cắm câu, giỡ chà,... Hiện nay mỗi cuối tuần, nơi này đón tiếp nhiều bạn trẻ đến vui chơi, đặc biệt ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, khách ở tận Cầu Ngang cũng đổ về đây rất đông.
Đến Cầu Kè, bạn sẽ có dịp tham quan các con giống, nơi ngụ cư của những người Khmer. Các cuộc dâng bông, lễ hội hầu như diễn ra suốt năm. Múa nếp mỗi, tiếng chảo rang nếp cũng như tiếng chày giã cốm dẹp làm du khách nhớ mãi. Nhưng thú vị nhất là xem họ thả đèn gió. Những ngọn đèn sáng lơ lửng trôi trên không trung thật kỳ ảo và quyến rũ như sức quyến rũ của món ăn của họ: bún nước lèo, vừa ngon, vừa hợp vệ sinh. Miếng ngon ở Cầu Kè còn có trái quách, trái viết, dứa sáp, khoai lang Cây Xanh, xim-lo măng bình bát dây, canh lành canh, chuối tá quạ....
Đến nay du lịch Cầu Kè còn nằm trong dự án, nếu trở thành hiện thực đó là bước khai quật mỏ vàng du lịch phong phú của xứ sở con cá cháy. Cầu Kè sẽ trở lại phục vụ du khách bốn phương để làm sáng lên sắc vàng tiềm ẩn bấy lâu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét