Chùa Chim: về thăm chùa Chim - chùa Nodol của đồng bào Khmer Nam bộ. Xung quanh chùa là các rặng tre già và tiếp nối là những rẫy đậu, khoai lang. Năm nay huyện Trà Cú trúng mùa rẫy.
Giữa hai hàng sao, dầu cổ thụ, đây đó thấp thoáng bóng áo vàng của các Lục nhất, Lục nhì.
- Tại sao lại gọi là chùa Chim, thưa thầy? Tôi hỏi một vị sư cả.
- Vì ở đây từ bao đời nay, xung quanh chùa luôn có hàng ngàn con chim lớn, nhỏ cư ngụ. Chim đã chọn chùa làm nơi cư trú, sinh con đẻ cái. Lớn lên ra các rẫy màu, về già lại treo xác trên bụi tre già để gởi thân lại nhà chùa.
Chùa Nodol là một ngôi chùa Khmer cổ và lớn ở Trà Vinh. Chùa nằm trên diện tích gần 3 ha, được xây dựng từ rất lâu đời, đến nay ngay cả các cụ cao niên cũng không ai nhớ là vào năm nào. Xung quanh chùa, từ nhà chánh điện đến các khu sinh hoạt, nơi ăn ở của các vị sư, các loại chim đậu kín mái nhà. Ở đây, chim và người là bạn của nhau, chim không sợ người. Nếu leo lên nóc tầng thượng dãy nhà nghỉ các vị Tỳ kheo, sa-di, chỉ vài thước cách chỗ đứng là đã đụng phải tổ chim treo đầy trên các bụi tre già. Đông nhất vẫn là cò: cò trắng, cò quắm, cò mỏ vàng, cò mỏ đen, cò mỏ trắng. Các loại chim khác như cưỡng, sáo, bồ nâu cũng chung sống bình yên với cò. Sáng sáng, từng đàn cò lại lặn lội đi kiếm ăn, có con đi xa đến vài chục km. Cò mẹ nào đang nuôi con mới nở thì mới luẩn quẩn ở nhà. Từ 8-9 giờ sáng, nếu chú ý kỹ trong không gian tĩnh mịch của nhà chùa ríu rít tiếng chim non, không thể đếm xuể các tổ chim của chùa. Chỉ riêng rặng tre dài gần nửa km phía Đông một khoảng ngắn đã tới vài chục tổ.
Giữa khung cảnh chùa tĩnh mịch, tiếng đọc kinh hòa lẫn với tiếng chim chóc nghe như một bản hoà tấu. Cũng lạ, Trà Vinh có 140 ngôi chùa lớn nhỏ mà chim chóc chỉ chọn mỗi một ngôi chùa này để sinh sống. Giải thích cho tôi thắc mắc này, vị sư cả cho biết - ngoài cảnh quan tĩnh mịch nhiều cây cối ra, nhân dân ở đây rất yêu quý và bảo vệ chim, ngay cả các em nhỏ cũng không săn bắt hoặc phá tổ chim. Do vậy chúng an phận gởi mình vào cõi Phật và hoà quyện với khung cảnh thanh bình của cây cối. Chim ngày một sinh sôi, nảy nở, đàn đàn, lớp lớp về đây chung sống. Chỉ thấy mỗi lúc chim lại tụ đông hơn. Nhiều loại chim quý hiếm cũng chọn cảnh tĩnh mịch của chùa để làm nơi dừng chân cuối cùng trong cuộc đời của mình.
Trưa tháng mười nắng nhè nhẹ. Du khách đi qua đến đường lớn, vẫn ngoảnh lại nhìn khu chùa đầy tiếng chim chóc. Đâu đó, những cánh cò trắng chao nghiêng đi về lặn lội tìm mồi cho con đang sải cánh trên những rặng tre già mát rượi. Và đâu đó, tiếng chim non đang ríu rít đón mồi… Ta nghe và ngẫm nghĩ về một sự sinh thành tụ hội, làm nên bức tranh bảo tàng chim độc nhất vô nhị này ở Trà Vinh và cả miền Tây Nam Bộ.
Giữa hai hàng sao, dầu cổ thụ, đây đó thấp thoáng bóng áo vàng của các Lục nhất, Lục nhì.
- Tại sao lại gọi là chùa Chim, thưa thầy? Tôi hỏi một vị sư cả.
- Vì ở đây từ bao đời nay, xung quanh chùa luôn có hàng ngàn con chim lớn, nhỏ cư ngụ. Chim đã chọn chùa làm nơi cư trú, sinh con đẻ cái. Lớn lên ra các rẫy màu, về già lại treo xác trên bụi tre già để gởi thân lại nhà chùa.
Chùa Nodol là một ngôi chùa Khmer cổ và lớn ở Trà Vinh. Chùa nằm trên diện tích gần 3 ha, được xây dựng từ rất lâu đời, đến nay ngay cả các cụ cao niên cũng không ai nhớ là vào năm nào. Xung quanh chùa, từ nhà chánh điện đến các khu sinh hoạt, nơi ăn ở của các vị sư, các loại chim đậu kín mái nhà. Ở đây, chim và người là bạn của nhau, chim không sợ người. Nếu leo lên nóc tầng thượng dãy nhà nghỉ các vị Tỳ kheo, sa-di, chỉ vài thước cách chỗ đứng là đã đụng phải tổ chim treo đầy trên các bụi tre già. Đông nhất vẫn là cò: cò trắng, cò quắm, cò mỏ vàng, cò mỏ đen, cò mỏ trắng. Các loại chim khác như cưỡng, sáo, bồ nâu cũng chung sống bình yên với cò. Sáng sáng, từng đàn cò lại lặn lội đi kiếm ăn, có con đi xa đến vài chục km. Cò mẹ nào đang nuôi con mới nở thì mới luẩn quẩn ở nhà. Từ 8-9 giờ sáng, nếu chú ý kỹ trong không gian tĩnh mịch của nhà chùa ríu rít tiếng chim non, không thể đếm xuể các tổ chim của chùa. Chỉ riêng rặng tre dài gần nửa km phía Đông một khoảng ngắn đã tới vài chục tổ.
Giữa khung cảnh chùa tĩnh mịch, tiếng đọc kinh hòa lẫn với tiếng chim chóc nghe như một bản hoà tấu. Cũng lạ, Trà Vinh có 140 ngôi chùa lớn nhỏ mà chim chóc chỉ chọn mỗi một ngôi chùa này để sinh sống. Giải thích cho tôi thắc mắc này, vị sư cả cho biết - ngoài cảnh quan tĩnh mịch nhiều cây cối ra, nhân dân ở đây rất yêu quý và bảo vệ chim, ngay cả các em nhỏ cũng không săn bắt hoặc phá tổ chim. Do vậy chúng an phận gởi mình vào cõi Phật và hoà quyện với khung cảnh thanh bình của cây cối. Chim ngày một sinh sôi, nảy nở, đàn đàn, lớp lớp về đây chung sống. Chỉ thấy mỗi lúc chim lại tụ đông hơn. Nhiều loại chim quý hiếm cũng chọn cảnh tĩnh mịch của chùa để làm nơi dừng chân cuối cùng trong cuộc đời của mình.
Trưa tháng mười nắng nhè nhẹ. Du khách đi qua đến đường lớn, vẫn ngoảnh lại nhìn khu chùa đầy tiếng chim chóc. Đâu đó, những cánh cò trắng chao nghiêng đi về lặn lội tìm mồi cho con đang sải cánh trên những rặng tre già mát rượi. Và đâu đó, tiếng chim non đang ríu rít đón mồi… Ta nghe và ngẫm nghĩ về một sự sinh thành tụ hội, làm nên bức tranh bảo tàng chim độc nhất vô nhị này ở Trà Vinh và cả miền Tây Nam Bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét