Bộ TT và TT đã triển khai đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT. Nếu đề án thành công, CNTT và truyền thông có thể trở thành một mũi nhọn trong kinh tế sáng tạo? Nằm trong mạch bài về kinh tế sáng tạo cho Việt Nam, câu chuyện về Naiscorp có thể làm người ta tin về tương lai của CNTT và truyền thông VN trong nền KT sáng tạo.
Với đội ngũ nhân viên phần lớn còn rất trẻ, chỉ sau bốn năm thành lập, Naiscorp đã tạo dựng được niềm tin với các đối tác. Tuy nhiên, Nguyễn Xuân Tài cho rằng những công ty CNTT như Naiscorp vẫn chưa phát huy hết thế mạnh do sự phát triển không đồng bộ của các ngành dịch vụ hỗ trợ ví dụ như công cụ thanh toán trực tuyến cho tới thời điểm hiện tại vẫn yếu, không bao phủ được hết dẫn tới người sử dụng và cả các công ty kinh doanh trên mạng cũng không biết tới đã cản trở đến sự phát triển công ty hoạt động chủ yếu dựa vào kinh doanh trực tuyến (e-commerce) như Naiscorp.
Đầu tư cho R&D nghiêm túc, dài hơi
Bộ phận nghiên cứu của công ty Naiscorp được chia làm hai phần: nghiên cứu công nghệ và nghiên cứu sản phẩm. Tài giải thích, "nghiên cứu công nghệ nhiều khi hàng năm trời không ra kết quả gì, nhiều khi cần tới may mắn. Ngay cả với công cụ tìm kiếm của các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, họ cũng chỉ có thể giải các bài toán công nghệ đến một mức nào đấy. Bản thân công cụ tìm kiếm Socbay cũng cần phải được đầu tư thêm thời gian, tiền bạc để giải quyết. Trong khi đó, nghiên cứu sản phẩm cần phải có thời gian hạn định để không bỏ lỡ thời cơ cho các đối thủ khác".
Mặc dù thừa nhận, tại Việt Nam, những công cụ tìm kiếm trên mạng như Google, Yahoo! đang chiếm thị phần lớn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Công nghệ thông tin Naiscorp Nguyễn Xuân Tài cho rằng, các dịch vụ của Naiscorp vẫn có "đất" để phát triển vì công ty luôn quan tâm chú trọng tới những nghiên cứu về xử lý tiếng Việt nhằm tối ưu công cụ tìm kiếm cho người Việt sử dụng.
Hai cú "hích"
Năm 2002, khi còn là sinh viên, Nguyễn Xuân Tài tham gia đề tài nghiên cứu về công cụ tìm kiếm tiếng Việt và xử lý tiếng Việt của trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Đề tài nghiên cứu được giải thưởng của trường và Bộ KH&CN. Cùng với bốn người bạn học cấp 3 đều say mê nghiên cứu công nghệ thông tin, Tài tiếp tục nghiên cứu sâu về công cụ tìm kiếm tiếng Việt.
Năm 2006, khi vừa mới tốt nghiệp, nhóm của Nguyễn Xuân Tài được gặp gỡ với lãnh đạo tập đoàn IDG để trình bày dự án kinh doanh của mình. Tài kể lại, ông Partrick Mc. Gorven - Chủ tịch tập đoàn IDG Việt Nam đã dành hai tiếng lắng nghe và nhận xét dự án của nhóm sinh viên mới ra trường, sau đó quyết định đầu tư cho họ. Thời điểm đó IDG mới chỉ đầu tư cho năm công ty, trong đó dự án của Tài là dự án duy nhất của nhóm chưa thành lập công ty. Và Naiscorp ra đời.
Năm 2002, khi còn là sinh viên, Nguyễn Xuân Tài tham gia đề tài nghiên cứu về công cụ tìm kiếm tiếng Việt và xử lý tiếng Việt của trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Đề tài nghiên cứu được giải thưởng của trường và Bộ KH&CN. Cùng với bốn người bạn học cấp 3 đều say mê nghiên cứu công nghệ thông tin, Tài tiếp tục nghiên cứu sâu về công cụ tìm kiếm tiếng Việt.
Năm 2006, khi vừa mới tốt nghiệp, nhóm của Nguyễn Xuân Tài được gặp gỡ với lãnh đạo tập đoàn IDG để trình bày dự án kinh doanh của mình. Tài kể lại, ông Partrick Mc. Gorven - Chủ tịch tập đoàn IDG Việt Nam đã dành hai tiếng lắng nghe và nhận xét dự án của nhóm sinh viên mới ra trường, sau đó quyết định đầu tư cho họ. Thời điểm đó IDG mới chỉ đầu tư cho năm công ty, trong đó dự án của Tài là dự án duy nhất của nhóm chưa thành lập công ty. Và Naiscorp ra đời.
Trang tìm kiếm Socbay.com Được bắt đầu nghiên cứu từ năm 2002, Socbay.com là hệ thống tìm kiếm tiếng Việt trực tuyến duy nhất tại Việt Nam được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ tìm kiếm của Naiscorp. Socbay đang cung cấp 6 dịch vụ tìm kiếm: Tin tức; MP3; Video; Rao vặt; Từ điển; Hình ảnh. Sự ra đời của Socbay là thành quả của một quá trình nghiên cứu và phát triển lâu dài, bền bỉ trong đó yếu tố cốt lõi: công nghệ xử lý tiếng Việt. Một vài thông số: Tốc độ xử lý kết quả tìm kiếm: < 1 giây Thời gian cập nhật dữ liệu:10 phút Khả năng đáp ứng truy vấn mỗi ngày: 80 triệu truy vấn Số loại văn bản có thể xử lý: 20 |
Giai đoạn đầu, công ty chỉ tập trung phát triển công cụ tìm kiếm. Năm 2008, viết phần mềm Mobile Search (tìm kiếm trên điện thoại di động) đi tham dự cuộc thi Viết trò chơi và ứng dụng thiết bị di động Mobile Labs do FPT tổ chức. Sau khi tham dự, được đánh giá cao và đoạt giải, ban giám đốc quyết định đầu tư vào phần mềm Socbay Mobile Search vì nhận thấy tiềm năng của thị trường dành cho các phần mềm giải trí trên Mobile, bên cạnh đó, công cụ lõi tìm kiếm của người Việt viết còn ít, phần lớn phải vay mượn công nghệ của nước ngoài. Phần mềm này sau đó được phát triển lên thành Socbay iMedia với nhiều chức năng hơn. Tháng 2/2009, Naiscorp ký kết hợp tác đầu tư với tập đoàn tin học Nhật Bản Soft Bank. "Hai lần đầu tư của IDG và Soft Bank là hai cú hích lớn làm công ty tăng trưởng về mọi mặt vì mỗi nhà đầu tư lại có những yêu cầu riêng: kinh doanh, nghiên cứu, nhân sự... Công ty buộc phải xoay mình, mở rộng quy mô để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư", Đỗ Tuấn Anh, Giám đốc Marketing của công ty cho biết.
Trưởng thành
Sản phẩm công nghệ cần thời gian để phát triển theo chiều sâu, triển khai theo quy mô nhỏ cho phép chăm sóc và nâng cấp tốt hơn. Vì vậy, theo Nguyễn Xuân Tài, Naiscorp chủ yếu quảng bá hình ảnh của mình thông qua đối tác, làm công cụ tìm kiếm trên các trang web của đối tác. Sau một thời gian phát triển, so sánh với sản phẩm nước ngoài không quá thua kém thì mới đưa ra thị trường. Năm ngoái quyết định đầu tư cho marketing vì muốn cho mọi người biết đến sản phẩm của mình nhiều hơn. Naiscorp cũng chủ động hơn trong hợp tác phát triển phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động tại thị trường Việt Nam với các đối tác lớn như HTC, Nokia, Samsung...
Nếu giai đoạn đầu, bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm được xem là bộ phận "xương sống" của công ty thì hiện nay, bộ phận nội dung (content) và bộ phận Marketing giúp đẩy nhanh thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của công ty.
Trưởng thành
Sản phẩm công nghệ cần thời gian để phát triển theo chiều sâu, triển khai theo quy mô nhỏ cho phép chăm sóc và nâng cấp tốt hơn. Vì vậy, theo Nguyễn Xuân Tài, Naiscorp chủ yếu quảng bá hình ảnh của mình thông qua đối tác, làm công cụ tìm kiếm trên các trang web của đối tác. Sau một thời gian phát triển, so sánh với sản phẩm nước ngoài không quá thua kém thì mới đưa ra thị trường. Năm ngoái quyết định đầu tư cho marketing vì muốn cho mọi người biết đến sản phẩm của mình nhiều hơn. Naiscorp cũng chủ động hơn trong hợp tác phát triển phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động tại thị trường Việt Nam với các đối tác lớn như HTC, Nokia, Samsung...
Nếu giai đoạn đầu, bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm được xem là bộ phận "xương sống" của công ty thì hiện nay, bộ phận nội dung (content) và bộ phận Marketing giúp đẩy nhanh thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của công ty.
Ngoài phát triển phần mềm tìm kiếm của mình, đội ngũ chủ chốt của Naiscorp cũng chủ động hơn trong hợp tác phát triển phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động tại thị trường Việt Nam với các đối tác lớn như HTC, Nokia, Samsung... (Ảnh: PCWorld) |
Với đội ngũ nhân viên phần lớn còn rất trẻ, chỉ sau bốn năm thành lập, Naiscorp đã tạo dựng được niềm tin với các đối tác. Tuy nhiên, Nguyễn Xuân Tài cho rằng những công ty CNTT như Naiscorp vẫn chưa phát huy hết thế mạnh do sự phát triển không đồng bộ của các ngành dịch vụ hỗ trợ ví dụ như công cụ thanh toán trực tuyến cho tới thời điểm hiện tại vẫn yếu, không bao phủ được hết dẫn tới người sử dụng và cả các công ty kinh doanh trên mạng cũng không biết tới đã cản trở đến sự phát triển công ty hoạt động chủ yếu dựa vào kinh doanh trực tuyến (e-commerce) như Naiscorp.
Đầu tư cho R&D nghiêm túc, dài hơi
Bộ phận nghiên cứu của công ty Naiscorp được chia làm hai phần: nghiên cứu công nghệ và nghiên cứu sản phẩm. Tài giải thích, "nghiên cứu công nghệ nhiều khi hàng năm trời không ra kết quả gì, nhiều khi cần tới may mắn. Ngay cả với công cụ tìm kiếm của các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, họ cũng chỉ có thể giải các bài toán công nghệ đến một mức nào đấy. Bản thân công cụ tìm kiếm Socbay cũng cần phải được đầu tư thêm thời gian, tiền bạc để giải quyết. Trong khi đó, nghiên cứu sản phẩm cần phải có thời gian hạn định để không bỏ lỡ thời cơ cho các đối thủ khác".
Nói về việc hợp tác nghiên cứu với bên ngoài, Tổng giám đốc Naiscorp cho biết, "công ty có hợp tác nghiên cứu với trường đại học bằng cách đưa ra một số đề tài cho sinh viên ở khoa công nghệ thông tin, đại học Quốc gia làm nghiên cứu khoa học. Naiscorp cũng có những "đặt hàng" cho trường Bách Khoa Hà Nội tuy nhiên việc hợp tác cũng chưa được như ý muốn của cả hai bên. Naiscorp vẫn đang giải các bài toán công nghệ bằng nguồn lực hiện có và thuê thêm chuyên gia tư vấn ở những giai đoạn phức tạp".
Những đầu tư cho nghiên cứu đã tạo ra ưu điểm nổi trội cho các sản phẩm, dịch vụ của Naiscorp. "Công ty bắt đầu từ nghiên cứu khoa học, đi lên cũng nhờ đầu tư cho nghiên cứu công nghệ. Do vậy, chúng tôi luôn chú trọng đầu tư cho R&D nghiêm túc, dài hơi. Socbay iMedia nổi trội hơn các sản phẩm khác cũng nhờ có các nghiên cứu về công cụ tìm kiếm trước đó hỗ trợ", Tài chia sẻ.
Những đầu tư cho nghiên cứu đã tạo ra ưu điểm nổi trội cho các sản phẩm, dịch vụ của Naiscorp. "Công ty bắt đầu từ nghiên cứu khoa học, đi lên cũng nhờ đầu tư cho nghiên cứu công nghệ. Do vậy, chúng tôi luôn chú trọng đầu tư cho R&D nghiêm túc, dài hơi. Socbay iMedia nổi trội hơn các sản phẩm khác cũng nhờ có các nghiên cứu về công cụ tìm kiếm trước đó hỗ trợ", Tài chia sẻ.
Chia sẻ về tương lai phát triển của Naiscorp, CEO Nguyễn Xuân Tài chia sẻ: "Chúng tôi xác định sự tồn tại và phát triển của công ty là khát khao vươn lên của thế hệ trẻ và là sự tự hào của trí tuệ Việt Nam. Chúng tôi luôn mong được bước ra biển lớn, muốn được hòa nhập nhưng không phải hòa tan".
Trong vòng 5-10 năm tới, Naiscorp mong muốn những công cụ tìm kiếm tiếng Việt do người Việt thiết kế sẽ chiếm thị phần tìm kiếm trực tuyến lớn hơn tại Việt Nam. Trang tìm kiếm Socbay và dịch vụ đa phương tiện ứng dụng trên điện thoại di động của Naiscorp sẽ được phát triển thành những sản phẩm "nhanh nhất, rẻ nhất, tiện lợi nhất đáp ứng nhu cầu của người sử dụng luôn thay đổi".
Phần mềm đa phương tiện ứng dụng cho điện thoại di động Socbay iMedia Socbay iMedia là ứng dụng dành cho điện thoại di động được phát triển trên nền tảng công nghệ tìm kiếm và xử lý dữ liệu của Socbay. Naiscorp hợp tác với các hãng di động lớn trên thế giới như hợp tác với Nokia để đưa ứng dụng Socbay iMedia lên "Ovi Store" của hãng, với HTC để phát triển phiên bản riêng của Socbay iMedia cho các dòng điện thoại cảm ứng HTC. Gần đây nhất, Naiscorp và Samsung đã kí kết hợp tác chiến lược về phát triển ứng dụng trên di động cho hệ điều hành mới Samsung Bada. Naiscorp là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát triển thành công ứng dụng Socbay iMedia cho điện thoại Samsung Wave. Ngoài ra, công nghệ của Naiscorp trên điện thoại di động đã được triển khai thành công trên sản phẩm của các đối tác lớn trong nước như Msearch của Mobifone,Vinasearch của Vinaphone, VTC iMedia của VTC... Một số ưu điểm của Socbay iMedia: ứng dụng duy nhất cung cấp chức năng tìm kiếm thuần Việt trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay; tích hợp dịch vụ tiện ích đa dạng trên cùng một ứng dụng ; tốc độ dịch vụ nhanh, được áp dụng các kĩ thuật xử lý cao cấp trong việc tải nhạc, tải video...; tương thích với hầu hết các dòng máy phổ biến trên thị trường từ các dòng máy phổ thông cho đến các dòng cao cấp như iPhone, Samsung Wave... |
(Theo Tiasang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét