Năm 2011, một lần nữa đặt ra yêu cầu cắt giảm đầu tư công, dồn nguồn lực cho các công trình quan trọng, có ý nghĩa đối với nền kinh tế
. Hy vọng lần này sẽ không còn nhìn thấy những tuyến đường dang dở, những cảng biển cô đơn vì thiếu lối vào. Cảng container Vân Phong đang được đầu tư xây dựng với hy vọng sau khi hoàn thành sẽ là một cửa ngõ xuất nhập khẩu lớn, giải quyết tình trạng ách tắc tại các cảng hiện nay, đồng thời trở thành điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế lớn. Nhưng đến nay, việc xây dựng cảng này vẫn chưa có gì tiến triển nhiều sau một lễ khởi công hoành tráng và một thời gian ngắn ban đầu thi công cho có. Sự vắng lặng nơi công trường càng khiến cho nhiều người thêm ái ngại về quyết tâm, năng lực triển khai và tiến độ hoàn thành dự án của chủ đầu tư.
Một kiểu chậm trễ khác là cảng xây xong phải nằm im chờ... đường vào. Dự án Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước di dời cảng Sài Gòn ra khỏi nội thành TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 6/2011. Nhưng đến nay, đường vào cảng vẫn chưa được xây dựng do TP. Hồ Chí Minh chưa tìm được nguồn vốn. Dự kiến khả quan nhất là được bố trí vốn trong năm nay thì phải cuối 2012 hoặc 2013 mới có đường vào cảng.
Trong khi đó, tuyến đường quốc lộ 1 Bắc - Nam dù đã quá tải nhưng việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam để hỗ trợ lại khá chậm trễ. Đoạn cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình dù được ưu tiên triển khai nhưng đã chậm tiến độ nhiều năm. Lời hứa mới nhất từ đơn vị thực thi là cuối năm 2011 sẽ thông xe không thể an dân vì đã "hứa thật nhiều mà thất hứa cũng thật nhiều".
Bức xúc trước tình trạng yếu kém của hạ tầng chậm được cải thiện, có lần lãnh đạo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản đã từng "mời" Thủ tướng thử một lần "vi hành" xuyên Việt bằng ô tô để thấy được sự xuống cấp và quá tải của hệ thống đường bộ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DN. Các cơ quan chức năng cũng nên một lần cùng đến cảng, thực hiện xuất nhập hàng hóa với doanh nghiệp để nếm trải những bấp cập do sự quá tải và ách tắc hàng hóa ở các cảng biển.
Hạ tầng cơ sở là một trong những điểm cốt tử của nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ đang tập trung đầu tư cho lĩnh vực này. Hàng năm, một nguồn vốn lớn được tập trung xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên, các công trình hạ tầng lại thường chậm tiến độ hay dù có hoàn thành cũng không thể khai thác hiệu quả vì thiếu đồng bộ trong kết nối các công trình liên quan.
Hơn thế, đầu tư kéo dài, không hiệu quả còn là nguyên nhân gây ra sự lãng phí. Một lượng tiền lớn được đưa ra xã hội lại không phát huy hiệu quả chính là nguyên nhân sâu xa của lạm phát.
Thực tế, Chính phủ cũng đã nhận ra điểm yếu này và nỗ lực nâng cao hiệu quả đầu tư, thậm chí chấp nhận giãn, hoãn và loại bỏ những dự án không hiệu quả... Tuy nhiên, việc làm này vẫn chưa quyết liệt và đồng bộ nên vẫn còn nhiều bất cập như trên. Vì thế, mong ước về cải thiện hệ thống hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để hỗ trợ DN tốt hơn vẫn chỉ là giấc mơ.
Năm 2008, Chính phủ đã đề ra chủ trương cắt giảm đầu tư công ở những dự án không hiệu quả, chuyển vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa được như mong đợi. Năm 2011, một lần nữa lại đặt ra yêu cầu cắt giảm đầu tư công, dồn nguồn lực cho các công trình quan trọng, có ý nghĩa đối với nền kinh tế. Hy vọng lần này sẽ không còn thấy những tuyến đường dang dở, những cảng biển cô đơn vì thiếu lối vào.
(Source : http://vef.vn/2011-04-17-noi-va-lam-hua-that-nhieu-that-hua-cung-that-nhieu)
Một kiểu chậm trễ khác là cảng xây xong phải nằm im chờ... đường vào. Dự án Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước di dời cảng Sài Gòn ra khỏi nội thành TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 6/2011. Nhưng đến nay, đường vào cảng vẫn chưa được xây dựng do TP. Hồ Chí Minh chưa tìm được nguồn vốn. Dự kiến khả quan nhất là được bố trí vốn trong năm nay thì phải cuối 2012 hoặc 2013 mới có đường vào cảng.
Trong khi đó, tuyến đường quốc lộ 1 Bắc - Nam dù đã quá tải nhưng việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam để hỗ trợ lại khá chậm trễ. Đoạn cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình dù được ưu tiên triển khai nhưng đã chậm tiến độ nhiều năm. Lời hứa mới nhất từ đơn vị thực thi là cuối năm 2011 sẽ thông xe không thể an dân vì đã "hứa thật nhiều mà thất hứa cũng thật nhiều".
Bức xúc trước tình trạng yếu kém của hạ tầng chậm được cải thiện, có lần lãnh đạo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản đã từng "mời" Thủ tướng thử một lần "vi hành" xuyên Việt bằng ô tô để thấy được sự xuống cấp và quá tải của hệ thống đường bộ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DN. Các cơ quan chức năng cũng nên một lần cùng đến cảng, thực hiện xuất nhập hàng hóa với doanh nghiệp để nếm trải những bấp cập do sự quá tải và ách tắc hàng hóa ở các cảng biển.
Hạ tầng cơ sở là một trong những điểm cốt tử của nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ đang tập trung đầu tư cho lĩnh vực này. Hàng năm, một nguồn vốn lớn được tập trung xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên, các công trình hạ tầng lại thường chậm tiến độ hay dù có hoàn thành cũng không thể khai thác hiệu quả vì thiếu đồng bộ trong kết nối các công trình liên quan.
Hơn thế, đầu tư kéo dài, không hiệu quả còn là nguyên nhân gây ra sự lãng phí. Một lượng tiền lớn được đưa ra xã hội lại không phát huy hiệu quả chính là nguyên nhân sâu xa của lạm phát.
Cảng Vân Phong. Ảnh: NB&CL |
Năm 2008, Chính phủ đã đề ra chủ trương cắt giảm đầu tư công ở những dự án không hiệu quả, chuyển vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa được như mong đợi. Năm 2011, một lần nữa lại đặt ra yêu cầu cắt giảm đầu tư công, dồn nguồn lực cho các công trình quan trọng, có ý nghĩa đối với nền kinh tế. Hy vọng lần này sẽ không còn thấy những tuyến đường dang dở, những cảng biển cô đơn vì thiếu lối vào.
(Source : http://vef.vn/2011-04-17-noi-va-lam-hua-that-nhieu-that-hua-cung-that-nhieu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét