Search with Google

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

EVN lỗ 8.000 tỉ đồng: “Thượng đế” phải gánh

Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết đối với khoản lỗ 8.000 tỉ đồng, đang chờ kết quả kiểm toán để phân bổ vào giá điện năm 2011

Ngày 22-4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo về việc triển khai giá điện theo cơ chế thị trường. Theo Quyết định số 24/2011 của Thủ tướng Chính phủ, giá điện sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường kể từ ngày 1-6 và mỗi năm được tăng giá tối đa 4 lần.
Chưa chốt thời điểm tăng giá
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết kể từ ngày 1-6, về nguyên tắc, giá điện được tăng tối đa 4 lần trong năm. Giá điện sẽ được điều chỉnh khi có biến động của các thông số đầu vào là giá nhiên liệu, tỉ giá, cơ cấu sản lượng điện phát. Khoảng cách tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh liên tiếp là 3 tháng.
Trường hợp giá đầu vào biến động làm giá bán điện giảm từ 5% trở lên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải giảm giá bán điện ở mức tương ứng. Nếu giá điện tăng bằng hoặc hơn 5%, EVN được tăng giá 5% sau khi được Bộ Công Thương chấp thuận. Nếu giá điện cần thiết điều chỉnh ở mức trên 5%, EVN có trách nhiệm báo cáo liên bộ Tài chính – Công thương thẩm định và Bộ Công Thương có trách nhiệm trình Chính phủ phê duyệt.
Sửa chữa đường dây tải điện ở TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY 
Về cơ chế giám sát, kiểm tra để thực hiện việc điều chỉnh giá điện công khai minh bạch, hằng năm, EVN báo cáo liên bộ giá thành sản xuất kinh doanh điện của các khâu để liên bộ Tài chính – Công thương kiểm tra, xác nhận và quyết định việc điều chỉnh giá bán điện cũng như trích quỹ bình ổn giá. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương yêu cầu EVN tạm dừng việc tăng giá bán điện hoặc hiệu chỉnh cho lần điều chỉnh kế tiếp.
Đây là một trong những bước cần thiết để thực hiện lộ trình thị trường hóa ngành điện với 3 cấp độ: hình thành thị trường phát điện cạnh tranh (năm 2014); bán buôn điện cạnh tranh (từ năm 2014-2022) và bán lẻ cạnh tranh sau năm 2022. Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh: “Tại thời điểm này, chưa thể nói được giá điện có tăng vào ngày 1-6 hay không vì chưa đủ số liệu tính toán và chưa có thông tư hướng dẫn”.
Phân bổ lỗ vào giá điện
Một điểm mới trong cơ chế điều hành giá điện là Chính phủ cho phép hình thành quỹ bình ổn giá điện và các giải pháp khác để giảm thiểu tác động bất lợi tới ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Bà Nguyễn Thanh Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính), cho biết đây là vấn đề phức tạp vì điện không như mặt hàng khác.
 
Lắp đặt trạm biến áp trên đường Võ Văn Kiệt - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Quỹ bình ổn được hình thành từ chi phí giá bán điện nên khi có trích quỹ, gi bán điện cao hơn. Do đó, chỉ khi nào xử lý hết các khoản “treo” của EVN, Bộ Tài chính mới quyết định trích lập quỹ và chưa thể xác định được thời điểm bắt đầu thực hiện.
Theo ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, các khoản “treo” của EVN bao gồm khoản lỗ 8.000 tỉ đồng do phát điện giá cao năm 2011 và hơn 17.000 tỉ đồng do chênh lệch tỉ giá. Đối với khoản lỗ 8.000 tỉ đồng, đang chờ kết quả kiểm toán để phân bổ vào giá điện năm 2011.
Còn khoản chênh lệch tỉ giá 17.000 tỉ đồng đang chờ Bộ Tài chính cho phép trích dần thay vì hạch toán ngay để tránh làm đội giá điện lên cao. “Việc tăng giá điện theo cơ chế thị trường sẽ thận trọng, không thực hiện vào các thời điểm nhạy cảm để giảm thiểu tác động đến đời sống nhân dân và nền kinh tế” – ông Tri nói.
Tô Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét