Search with Google

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

Quân đội Trung Quốc với kế hoạch Hỏa tốc Đông phương




Sự gia tăng vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được hỗ trợ bởi sự hiện diện ngày một lớn của quân đội trong các vấn đề khu vực và toàn cầu
. Tham vọng của Bắc Kinh được mở rộng bằng lời thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ động hơn trong nỗ lực bảo vệ các lợi ích quốc gia. Lời kêu gọi ấy đã làm dấy lên mối quan ngại về khả năng triển khai quân đội đại lục để bảo vệ các khu vực biên giới rộng lớn.

Bài viết của tác giả Christina Y Lin đăng trên Atimes

Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng Kyrgyzstan tháng 4/2010, khi biểu tình bạo lực đã lật đổ chính phủ, Trần Tương Dương - nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR), kêu gọi một chiến lược “ngoại vi lớn” để đảm bảo an toàn cho các khu vực lân cận của Trung Quốc.

Kêu gọi của Trần được lặp lại bởi chính các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc về khả năng can thiệp tại Trung Á. Một tờ báo Hong Kong trong bài bình luận đăng tải tháng 1 lập luận rằng, đường sắt và ý nghĩa quân sự quan trọng của nó rất cần được đưa vào ống kính chiến lược của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi nước này xuất khẩu công nghệ đường sắt, đồng thời củng cố kế hoạch gia tăng sức mạnh quân sự.

Hỏa tốc Đông phương

Trên thực tế, như thể áp dụng tầm nhìn chiến lược này, ngày 17/11/2010, quân đội Trung Quốc (PLA) lần đầu tiên đã đáp chuyến tàu cao tốc Thượng Hải - Nam Kinh để trở về doanh trại sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an ninh tại Triển lãm thế giới Thượng Hải 2010.

Quân đội tích cực tham gia vào hoạt động thiết kế đường sắt cao tốc Trung Quốc. Ảnh: haohaoreport
Theo Văn phòng đại diện quân sự của PLA tại Cục Đường sắt Thượng Hải, tuyến đường sắt Thượng Hải - Nam Kinh là tuyến liên thành phố, có thể đạt tốc độ tối đa 3.450km/h. Một số nhà phân tích quân sự Trung Quốc coi đây là con đường lý tưởng để PLA “phô trương” quân đội và các thiết bị nhẹ trong hoạt động quân sự hơn là chiến tranh.

Trung Quốc cũng đã xây dựng các tuyến đường sắt tới Tây Tạng, đang phát triển mạng lưới đến Nepal, và lên kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc nối tới Lào, Singapore, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar. Tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Iran khi ấy là Manouchehr Mottaki tuyên bố: Iran, Afghanistan và Tajikistan đã nhất trí hợp tác với Trung Quốc để xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc - Iran từ Tân Cương đi qua Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan và điểm kết thúc tại Iran.

Trung Quốc còn có một kế hoạch dài hơn để kết nối tới tận phía tây Iraq (nơi Trung Quốc đầu tư lớn vào dầu khí), Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và đến châu Âu. Đây là một phần của Mạng lưới Đường sắt xuyên Á (TAR) hay Tuyến Đường sắt Tơ lụa kết nối Trung Quốc với châu Âu, sử dụng Trung Đông như một trung tâm quá cảnh.

Với mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đạt tốc độ tối đa 486,1km/h và sự xông xáo của PLA trong nỗ lực nâng cấp các khả năng chiến đấu tầm xa thông qua việc sử dụng đường sắt để hỗ trợ hậu cần cho lực lượng không quân (PLAAF) và các dự án quân sự khác, thì chiến lược “Hỏa tốc Đông phương” trên Con đường Tơ lụa mới hồi sinh sẽ có tác động quân sự và chiến lược quan trọng với các lợi ích Mỹ và phương Tây trong khu vực.

Quân sự hóa Con đường Tơ lụa Sắt

PLA đã tích cực tham gia vào hoạt động thiết kế, lên kế hoạch cho đường sắt cao tốc Trung Quốc. Ví dụ, Cục Đường sắt Thành Đô có 14 sĩ quan quân sự đảm nhận những vị trí hàng đầu trong các ban ngành chủ chốt ở mọi ga chính, thực hiện nhiệm vụ phối hợp hoạt động lên kế hoạch, thiết kế, xây dựng và giám sát đường sắt.

Cục Đường sắt Thẩm Dương nằm ở vị trí chiến lược của Liêu Ninh - tỉnh giáp Triều Tiên, Nội Mông và Hoàng Hải cũng đã thiết lập cơ cấu quản lý vận chuyển quân sự khu vực với PLA. Theo Ban vận chuyển quân sự thuộc Tổng cục Hậu cần PLA (GLD), hơn 1.000 nhà ga đã được trang bị những phương tiện vận tải quân sự, từ đó thiết lập một mạng lưới đường sắt hỗ trợ toàn diện nhằm nâng cao khả năng chiến lược của PLA.

GLD đã phối hợp với Bộ Đường sắt trong năm 2009 nâng cấp 20 tuyến đường sắt cũ tại Trung Quốc với khả năng vận chuyển quân sự. Năm 2009, một lượng tiền lớn đã được đầu tư để xây dựng các cơ sở vận tải quân sự cho một số nhà ga.

Việc đầu tư này nhằm đáp ứng các nhu cầu quân sự để sử dụng cho các hoạt động kiểu như Sứ mệnh hòa bình của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) trong năm 2010. GLD đã tích cực tham gia vào toàn bộ quá trình xây dựng đường sắt, từ lên kế hoạch, chương trình đầu tư tới công đoạn hoàn tất mạng lưới. Ví dụ, khi xây dựng đường sắt từ Côn Minh - thủ phủ tỉnh Vân Nam tới Nam Ninh - thủ phủ Quảng Tây, để đáp ứng yêu cầu của quân đội, Bộ Đường sắt đã phải xem xét lại một phần tuyến đường và kéo dài thêm 12,4km khiến chi phí gia tăng lên tới 1,55 tỉ nhân dân tệ (232,66 triệu USD).



Với chính sách không ngừng mở rộng của Trung Quốc và các dự án cơ sở hạ tầng hướng tới các nước láng giềng, một số nhà phân tích bắt đầu lo ngại về khả năng quân sự hóa trên Con đường Tơ lụa Sắt.

(Còn tiếp)
Thụy Phương (Theo Atimes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét