Chùa Hang: Trà Vinh, thị xã nhỏ ở nơi cuối đường, bình lặng nhưng không thiếu thắng cảnh. Có thể kể bãi biển Ba Ðộng, ao Bà Hom, nhà thờ cổ Vĩnh Kim... Và đừng quên nơi đây là xứ sở của các chùa Miên, chỉ tỉnh Trà Vinh thôi đã có 143 chùa, trong đó chùa Hang là một trong những chùa đẹp nhất.
Chùa cách thị xã 6 cây số, qua cống ngăn mặn Tầm Phương là đến. Khuôn viên chùa rộng đến 12 mẫu, thật thú vị khi một nửa diện tích này là rừng tự nhiên, cây cao rậm rạp, chim chóc được một chỗ trú ẩn an toàn dưới bóng từ bi. Cổng du khách thường vào ở ven tỉnh lộ 36 chỉ là cổng phụ, xây dựng vòm cuốn, tường rất dày, cái cổng đặc biệt này là nguồn gốc của tên chùa Hang. Cổng chính hướng ra phía bờ sông, tên chính thức của chùa là Kompong Chrây, nghĩa là "Bến cây đa". Hai bên cổng chính hai tượng Yak to bằng người thật. Yak là chằn tinh, mắt lồi, nanh dài, mặt áo giáp, cầm gậy, rất hung ác nhưng được Phật cải hóa, cho làm bảo vệ
Ðứng trong sân chùa không khỏi có cảm giác như đây là cảnh "ngoại" vì mọi thứ đều lạ lùng. Ngôi chùa vươn lên cao với bộ mái nhiều tầng kiểu Khmer sặc sỡ khác hẳn các chùa làng Việt vốn khiêm tốn giản dị. không gian lại vắng lặng không tiếng chuông mõ quen thuộc. Tất nhiên cảm giác lạ lùng chỉ có với du khách người Việt, còn người Miên, ngôi chùa là nơi vô cùng thân thuộc. Vai trò của chùa trong sóc (làng) rất quan trọng, nhà chùa đảm nhiệm cả phần giáo dục đạo đức, bảo tồn truyền thống văn hóa nghệ thuật. Thanh niên Miên có vài năm tu ở chùa mới kể như thành nhân, một điều kiện để dễ kiếm vợ. Trong khuôn viên chùa có trường học cho trẻ em rất qui mô. Lại có khoảng hai chục nhà sàn nhỏ, mỗi nhà chỉ vừa đủ chỗ cho một người. Lâu lâu cánh đàn ông Miên vào mỗi người một nhà, ở lại cả tháng để cầu nguyện và làm trong sạch linh hồn. Người Miên ở Trà Vinh sống đơn giản, ít tham vọng, nhà ở rất đơn sơ nhưng chùa phải kiên cố, to đẹp; có vẻ như hệ tư tưởng Phật giáo đã nhập tâm sâu đậm, sự giải thoát quan trọng hơn kiếp người.
Chùa cách thị xã 6 cây số, qua cống ngăn mặn Tầm Phương là đến. Khuôn viên chùa rộng đến 12 mẫu, thật thú vị khi một nửa diện tích này là rừng tự nhiên, cây cao rậm rạp, chim chóc được một chỗ trú ẩn an toàn dưới bóng từ bi. Cổng du khách thường vào ở ven tỉnh lộ 36 chỉ là cổng phụ, xây dựng vòm cuốn, tường rất dày, cái cổng đặc biệt này là nguồn gốc của tên chùa Hang. Cổng chính hướng ra phía bờ sông, tên chính thức của chùa là Kompong Chrây, nghĩa là "Bến cây đa". Hai bên cổng chính hai tượng Yak to bằng người thật. Yak là chằn tinh, mắt lồi, nanh dài, mặt áo giáp, cầm gậy, rất hung ác nhưng được Phật cải hóa, cho làm bảo vệ
Ðứng trong sân chùa không khỏi có cảm giác như đây là cảnh "ngoại" vì mọi thứ đều lạ lùng. Ngôi chùa vươn lên cao với bộ mái nhiều tầng kiểu Khmer sặc sỡ khác hẳn các chùa làng Việt vốn khiêm tốn giản dị. không gian lại vắng lặng không tiếng chuông mõ quen thuộc. Tất nhiên cảm giác lạ lùng chỉ có với du khách người Việt, còn người Miên, ngôi chùa là nơi vô cùng thân thuộc. Vai trò của chùa trong sóc (làng) rất quan trọng, nhà chùa đảm nhiệm cả phần giáo dục đạo đức, bảo tồn truyền thống văn hóa nghệ thuật. Thanh niên Miên có vài năm tu ở chùa mới kể như thành nhân, một điều kiện để dễ kiếm vợ. Trong khuôn viên chùa có trường học cho trẻ em rất qui mô. Lại có khoảng hai chục nhà sàn nhỏ, mỗi nhà chỉ vừa đủ chỗ cho một người. Lâu lâu cánh đàn ông Miên vào mỗi người một nhà, ở lại cả tháng để cầu nguyện và làm trong sạch linh hồn. Người Miên ở Trà Vinh sống đơn giản, ít tham vọng, nhà ở rất đơn sơ nhưng chùa phải kiên cố, to đẹp; có vẻ như hệ tư tưởng Phật giáo đã nhập tâm sâu đậm, sự giải thoát quan trọng hơn kiếp người.
Chùa Hang đã có hơn 350 tuổi, thăng trầm nhiều bận. Trước kia, chùa có tên chùa Dơi vì sân chùa có đàn dơi đông vô kể, Tết Mậu Thân (1968) một quả bom rơi trúng chùa, 62 người chết, 57 người bị thương, chùa hư hại nặng, đàn dơi khiếp đảm bay mất. Ngày nay đàn cò đã trở về cả ngàn con, mỗi chiều đậu trắng cây, có ngày chùa nhặt vài chục cò con, các sư nuôi cho cứng cáp rồi thả. Chỉ riêng đàn dơi là mất tích hẳn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét